Vietnamese Stories for Language Learners. Tri C. Tran. Читать онлайн. Newlib. NEWLIB.NET

Автор: Tri C. Tran
Издательство: Ingram
Серия:
Жанр произведения: Сказки
Год издания: 0
isbn: 9781462919567
Скачать книгу
child to take it to the temple in the unfortunate event of her death. Soon after, Kinh Tam passed away. The child remembered its father’s bidding and gave the letter to the elderly monk. When Kinh Tam’s corpse was prepared to be buried, everyone then discovered that she had indeed been born a female. The elderly monk immediately created an altar and prayed a Buddhist requiem for this ill-fated person. Kinh Tam’s soul then transformed into Her Holiness Quan The Am Bo Tat. This is why whenever someone meets with injustice, people often refer to it using the idiom, “Thi Kinh injustice.”

images

      Oan Nghiệt Không Rời

      Người ta có thể tìm đến tôn giáo vì nhiều duyên cớ khác nhau. Có người tìm an ủi ở chốn thiền môn để chạy trốn hàm oan trong cuộc sống của họ. Đối với một số người, oan nghiệt dường như mãi theo đuổi họ, cho dù họ có đi đâu đi nữa. Đó dường như là số phận của một người đàn bà phải chia tay với chồng vì một hiểu lầm đáng tiếc để nương nhờ cửa Phật. Éo le thay, nàng cứ tiếp tục phải đối đầu với những hiểu lầm khác và cuộc đời của nàng vì thế đã kết thúc một cách bi thảm.

      Ngày xưa, có nàng thiếu nữ tên gọi Thị Kính, tính tình hiền hậu, nhan sắc dễ coi. Đối với song thân, nàng là người con hiếu thảo, lúc nào cũng ân cần chăm sóc cha mẹ, đảm đang việc nhà. Đến tuổi cập kê, nàng được cha mẹ gả cho một thư sinh tên là Thiện Sĩ. Người chồng trẻ là một học trò hiền lành, ngày đêm nấu sử sôi kinh để chờ ngày ứng thí. Thị Kính tần tảo lo cho chồng ăn học. Cuộc sống vợ chồng rất êm đềm, hạnh phúc. Đêm đêm, chồng ngồi bên án thư đọc sách, còn vợ ngồi bên cạnh thêu thùa, may vá. Lúc bài vở xong xuôi, hai vợ chồng nói chuyện với nhau thật tâm đầu ý hợp.

      Một đêm nọ, Thiện Sĩ đọc sách đã nhiều, thiu thiu buồn ngủ. Chàng ngả đầu xuống án thư chợp mắt một chốc. Thị Kính ngắm chồng đang ngủ, chợt thấy trên cằm chàng có một sợi râu dài, mọc ngược, trông rất khó coi. Thị Kính lẩm bẩm một mình: “Ồ, sợi râu này mọc ngược nhìn chẳng tốt cho tướng mạo của chàng tí nào! Ta phải nhổ đi cho chàng mới được.” Sẵn con dao nhíp trong rổ đồ may, Thị Kính cầm lên, kề vào mặt của chồng, toan cắt sợi râu. Chẳng ngờ lúc ấy Thiện Sĩ choàng tỉnh, hoảng hốt thấy vợ đang cầm dao kề cổ mình. Chàng nắm lấy tay vợ, la lên:

       –Ô hay! Nàng định giết ta trong lúc ta đang ngủ hay sao?

      Thị Kính cũng hoảng hốt không kém. Nàng ra sức phân trần nhưng Thiện Sĩ một mực không tin. Bà mẹ chồng ở buồng nghe tiếng ồn ào, chạy sang xem sự tình. Thiện Sĩ và Thị Kính mỗi người kể lại cho lão bà nghe câu chuyện theo ý mình. Tất nhiên là lão bà phải tin con trai mình. Bà mắng nhiếc con dâu thậm tệ rồi đuổi nàng về với cha mẹ ruột. Thị Kính đau khổ vì oan ức, bỏ nhà ra đi, xuống tóc và cải trang thành nam nhi xin vào nương nhờ cửa Phật, xa lánh sự đời. Sư cụ không ngờ nàng là gái, nhận nàng vào chùa và đặt pháp danh cho nàng là Kính Tâm. Từ đó, Kính Tâm ngày đêm tụng kinh gõ mõ, trau dồi Phật pháp.

      Trong đám thiện nam tín nữ chăm đi lễ chùa có cô gái tên Thị Mầu. Ả này tuy thường nghe kinh Phật dạy bao điều hay đẹp nhưng tính tình lại lẳng lơ. Thấy nhà sư trẻ mặt mũi khôi ngô, ăn nói điềm đạm, Thị Mầu đem lòng yêu mến. Đã nhiều lần Thị Mầu mang lời ong bướm để dụ dỗ Kính Tâm nhưng nhà sư chỉ biết mắt nhắm nghiền, miệng niệm Phật. Trong lúc đó, Thị Mầu vẫn thường tư thông với một gã trai trong làng, rồi bụng mỗi ngày một lớn. Bị mang ra làng tra hỏi vì tội không chồng mà chửa, Thị Mầu đổ vạ cho Kính Tâm. Thế là nhà sư trẻ bị lôi ra đình làng, nhận đòn đau ô nhục và bị bắt nộp tiền phạt vạ. Sư cụ thương tình, nộp vạ cho Kính Tâm và cất một cái lều nhỏ phía sau chùa cho nàng tá túc.

      Đến ngày khai hoa nở nhuỵ, Thị Mầu bế đứa con còn đỏ hỏn đến túp lều nơi Kính Tâm đang ở, bỏ con trước cửa rồi trốn biệt. Kính Tâm xót thương trẻ thơ vô tội, đành phải nhận nuôi. Ngày ngày, nàng đi khắp xóm xin sữa về cho đứa bé bú, mặc cho dân làng dị nghị, chê cười. Đứa bé càng lớn lên thì Kính Tâm cũng mỗi ngày mỗi suy sụp vì bệnh hoạn lẫn buồn phiền. Nàng viết một lá thư kể rõ sự tình, dặn con nuôi đưa cho chùa nếu chẳng may nàng qua đời. Ít lâu sau, Kính Tâm mất đi. Đứa con nhớ lời cha dặn, đưa lá thư cho sư cụ. Khi nhục thân Kính Tâm được tẩm liệm, lúc ấy mọi người mới biết nàng đúng là phận gái. Sư cụ bèn lập trai đàn, tụng kinh cầu siêu cho người xấu số. Vong linh Kính Tâm sau đó hoá thân thành Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Về sau, mỗi khi có ai bị oan ức, người đời thường dùng thành ngữ “oan Thị Kính” là thế.

images

       Cultural Notes

      1 A saying goes, “Phép vua thua lệ làng” (“The king’s laws yield to the village’s regulations”), one example of which can be seen in this story. Each village used to have its own laws that could not be overridden by the king’s power. Having a child out of wedlock was considered a crime for an unwedded woman. She would be taken to the village communal house to be publicly and corporally punished in front of the villagers.

      2 “Quán Âm,” or “Kwan Yin,” the name referring to the bodhisattva, means “the one who observes the sound of the world.” This bodhisattva attains Buddhahood for the benefit of all sentient beings and is portrayed as either a male or a female according to the culture. In Vietnam’s Buddhism, this bodhisattva is believed to be female and popularly referred to as “Phật Bà,” or “Lady Buddha.”

       Vocabulary and Expressions

       NOUNS

      án thư desk

      lời ong bướm amorous words

      nam nhi male

      nhan sắc beauty

      nhục thân corpse

      oan ức injustice

      pháp danh religious name

      Phật pháp Buddha’s teachings

      song thân parents

      thư sinh student

      tính tình personality

      vong linh soul